Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính

2019-12-10 11:45:09 479

Kế hoạch tài chính là bản kế hoạch giúp các giám đốc tài chính CFO nắm được cách sử dụng tiền vốn một cách phù hợp và mang lại hiệu quả về mặt tài chính cho doanh nghiệp.

Trước khi lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp, cần phải có những bản kế hoạch chi tiết về sản xuất, kỹ thuật và kế hoạch đầu tư. Từ đó, bộ phận tài chính trong doanh nghiệp sẽ thống kê, phân tích và đưa ra những đánh giá về số vốn đáp ứng cho những bản kế hoạch trên như số vốn lưu động sản xuất, vốn đầu tư dài hạn là tiền sử dụng mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đầu tư phát triển.

Tầm quan trọng của bản kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, kế hoạch tài chính là một phần quan trọng và không thể thiếu. Kế hoạch tài chính liên quan trực tiếp đến mục tiêu tài chính của doanh nghiệp và cách doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân sự để đạt được mục tiêu tài chính đó.

Việc lập kế hoạch tài chính tốn khá nhiều thời gian và nhân sự vì nó cần có sự tham gia của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính thực chất bao gồm mục tiêu tài chính và phương pháp sử dụng nguồn lực tài chính sao cho đạt được mục đích một cách hiệu quả nhất. Kế hoạch tài chính tập hợp từ những báo cáo tài chính, thường sẽ được thể hiện dưới dạng biểu mẫu hoặc sơ đồ.

Kế hoạch tài chính thường được chia thành kế hoạch tài chính ngắn hạn(1 năm) và kế hoạch tài chính dài hạn (3 tới 5 năm).

Vì sao phải lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp?

Trong doanh nghiệp luôn phải có những kế hoạch tài chính vì những lợi ích mà nó đem lại như sau:

1. Giúp doanh nghiệp xác định được mục đích tài chính trong 1 khoảng thời gian và cách thức doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục đích tài chính đó.

2. Giúp doanh nghiệp gây dựng được lòng tin đối với các nhà đầu tư trên thị trường thông qua tính minh bạch trong điều hành doanh nghiệp.

3. Giúp các nhà đầu tư có thể đánh giá tính khả thi trong các phương án kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các kế hoạch tài chính, từ đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm được các đối tác phù hợp hoặc có cơ hội được tiếp xúc với những nguồn vốn bên ngoài.

4. Nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá doanh nghiệp về năng lực điều hành doanh nghiệp của nhà quản lý thể hiện qua hiệu quả kinh doanh.

5. Dựa vào bản kế hoạch tài chính, nhà quản lý hoặc các lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể thực hiện các kế hoạch ngân sách và kiểm soát chi tiêu hợp lý, giảm thiểu lãng phí.

Việc lập ra kế hoạch tài chính mới chỉ là một nửa công việc cần phải làm. Một nửa còn lại chính là việc triển khai và cách thức thực hiện bản kế hoạch đó ra sao, các công tác chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp với thực tế. Giám sát quy trình thực hiện kế hoạch chính (đặc biệt là kế hoạch ngắn hạn) là việc bạn cần làm sau khi đã lập kế hoạch tài chính.

Bình luận: